Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

Thi công và lắp đặt Đinh phản quang

1. Một số lưu ý:

  • Đinh phản quang nhôm và nhựa 3M dòng 290 có thể được gắn trên bề mặt bê tông nhựa và bê tông xi măng.
  • Không được gắn đinh phản quang tại vị trí chỗ nối bề mặt đường, gồ ghề, bề mặt sơn vạch kẻ đường.
  • Khi gắn đinh đường, trời không mưa tối thiểu 24h. Nhiệt độ không khí trên 16°C, Nhiệt độ bề mặt trên 21°C.
  • Làm sạch bề mặt với chổi hoặc thổi khí.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Stt

Tên dụng cụ

Hình minh họa

Ghi chú

1

Máy phát điện

 

 

2

Chổi quét bụi

 

3

Thiết bị phun khí

 

4

Tấm kích thước mẫu 2 chân

 Sử dụng cho đinh nhựa 2 chân

5

Máy khoan

 

6

Bộ keo chuyên dụng epoxy cho đinh phản quang (Ví dụ: 3M Resin & Hardener Kit)


 

7

Que trộn

 

 

8

Ly hoặc muỗng đổ keo

 

 

9

Áo phản quang

 

10

Trụ phân làn giao thông

 

11

Găng tay bảo hộ

 

12

Kiếng bảo hộ

 


3. Các bước thi công: Bộ keo chuyên dụng epoxy cho đinh phản quang của 3M (3M Resin & Hardener Kit)


Thành phần A: Resin (keo) – 1 kg

Thành phần B: Hardener (Chất làm cứng) – ½ kg

Thành phần C: Filler – 3 kg

  • B1: Trộn thành phần B vào thành phần A theo tỷ lệ 1:2
  • B2: Trộn đều 2 thành phần
  • B3: Thêm thành phần C (tỷ lệ gấp 6 lần thành phần B) từ từ vào hỗn hợp 2 thành phần trên. Mục đích thêm từ từ để tạo lớp mỏng dễ trộn.

Lưu ý:

-        Chia bộ keo thành 2 hoặc 3 phần để tránh bị đông cứng trước khi rót vào lỗ. Keo sẽ không thi công được sau khi trộn khoảng 15-30 phút.

-        Toàn bộ keo có thể thi công được 50 viên đinh nhôm 1 chân hoặc 40 viên đinh nhựa 2 chân

     4. Các bước thi công: Đinh phản quang nhôm 1 chân

  • B1: Đánh dấu định vị lắp đinh: Sử dụng thước đo và định dấu vị trí lắp đinh phản quang nhôm.
  • B2: Sử dụng mũi khoan Ф22mm - Ф24mm, sâu 65mm. Sau khi khoan xong, sử dụng chổi và phun khí để đẩy bụi cát trong lỗ ra ngoài.

  • B3: Sử dụng bộ keo chuyên dụng cho đinh phản quang của 3M (3M RPM Resin Kit). Rót keo vào toàn bộ lỗ vừa khoan sao cho keo chảy tràn ra rìa của đinh phản quang nhôm.


  • B4: Sử dụng búa cao su để cố định đinh phản quang nhôm xuống mặt đường.

  • B5: Sau khi đinh phản quang gắn xuống mặt đường, lượng keo chuyên dụng phải trồi ra mép của đinh phản quang


5. Các bước thi công: Đinh phản quang nhựa 2 chân

  • B1: Đánh dấu định vị lắp đinh: sử dụng thước đo và cữ 2 chân để đánh dấu vị trí lắp đinh.
  • B2: Sử dụng mũi khoan Ф22mm, sâu 50mm. Sau khi khoan xong, sử dụng chổi và phun khí để đẩy bụi cát trong lỗ ra ngoài.


  • B3: Sử dụng bộ keo chuyên dụng cho đinh phản quang của 3M (3M Resin & Hardener Kit for RPM). Rót keo vào toàn bộ 2 lỗ vừa khoan sao cho keo chảy tràn ra rìa của đinh phản quang nhựa.


  • B4: Sử dụng búa cao su để cố định đinh phản quang nhựa xuống mặt đường.

  • B5: Sau khi đinh phản quang gắn xuống mặt đường, lượng keo chuyên dụng phải trồi ra mép của đinh phản quang.




Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

Cách sử dụng và lắp đặt Đinh phản quang

I.  Định nghĩa Đinh phản quang

    Đinh phản quang là thiết bị an toàn giao thông có tấm phản quang, được lắp đặt chủ yếu ở dải phân cách giữa, dải phân làn đường, dải phân tách luồng giao thông hoặc vỉa hè, giúp cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, bất kể đêm ngày. Đinh phản quang còn được gọi là đinh đường.

II. Sơ đồ lắp đặt

     1.        Cách sử dụng

Đinh phản quang sử dụng màu mắt phản quang để phân biệt như sau:

  • Mắt màu trắng: Sử dụng cùng với sơn vạch kẻ đường màu trắng
  • Mắt màu vàng: Sử dụng cùng với sơn vạch kẻ đường màu vàng
  • Mắt màu đỏ: Sử dụng chỉ đường ngược chiều

     2.          Một số vị trí lắp đặt

Khoảng cách lắp đặt của Đinh phản quang phụ thuộc vào bước của vạch kẻ đường. Khoảng cách này tối đa 2 lần bước vạch kẻ đường. Đối với những đoạn đường cong, khoảng cách là 1 lần hoặc ½ lần bước vạch kẻ đường

a)    Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy

Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (Vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét

Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền


Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (Vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Sử dụng vạch phân chia hai chiều xe chạy trong đường cong nằm hoặc đường cong đứng không đảm bảo tầm nhìn vượt xe an toàn

b)    Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều, dạng vạch đơn, nét đứt

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều, dạng vạch đơn, nét liền

c)    Nhóm vạch giới hạn mép phần đường xe chạy

Bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn


 Bố trí vạch sơn trong khu vực bề rộng phần xe chạy bị thay đổi

Bố trí vạch sơn và đinh phản quang cho đường đôi





Ghi chú:

Đinh phản quang 2 mặt vàng
: Đinh phản quang 2 mặt vàng


: Đinh phản quang 2 mặt trắng


: Đinh phản quang 1 vàng 1 đỏ


: Đinh phản quang 1 trắng 1 đỏ

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

QCVN 41 - Cách sử dụng vạch mũi tên chỉ hướng trên đường

Vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường

Ý nghĩa sử dụng: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi. Mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe. Mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy một chiều để xác nhận hướng giao thông.

Phía trên là ý nghĩa của việc sử dụng vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường nhưng việc áp dụng thực tế sẽ phụ thuộc điều kiện từng nút giao. Sau đây tôi sẽ phân tích một nút giao 3 làn mỗi hướng.


1. Vạch mũi tên chỉ hướng nên được thông báo từ cách xa 300m với sơ đồ cách nhau 100m và cụm vạch cuối cách 30m/30m/40m trước khi tới nút giao.

2. Đối với những nút giao cách nhau dưới 300m, Vạch mũi tên chỉ hướng có thể bỏ bớt vạch từ xa.

3. Kích thước và hình dạng mũi tên theo QCVN 41.

Ngoài ra cần kết hợp với biển báo hứơng dẫn phân làn/hướng với khoản cách lắp 100m/50m tùy vào lượng xe và loại phương tiện.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Lỗi tỷ lệ tương phản của biển báo

 Sau đây tôi sẽ phân tích một lỗi Tỷ lệ tương phản khi các đơn vị biến tấu và kết hợp các màu sắc trên biển báo.


Hình 1: Biển báo thi công tại xưởng


Hình 2: Sau khi đã lắp đặt


Lỗi 1: Lỗi sử dụng màu đỏ (Red) và xanh dương (Blue) trên nền biển Xanh lá cây (Green) (1, 2, 4)

Tỷ lệ tương phản rất quan trọng trong nhận diện nội dung biển và tuân theo nguyên tắc tỷ lệ tương phản chấp nhận tối thiểu (5:1) và tối ưu (10:1). Nếu tỷ lệ tương phản nhỏ hơn tối thiểu sẽ không quan sát được hoặc khó quan sát. (Hình 3 như bên dưới)

Hình 3: Nguyên tắc tỷ lệ tương phản

Dựa trên nguyên tắc tương phản tối thiểu, chúng ta sẽ kiểm tra tỷ lệ hệ số phản quang của Nền (Xanh lá cây) và nội dung (Đỏ, Xanh dương) của biển báo Hình 1.

Dưới đây là bảng hệ số phản quang của 3M DG3 dòng 4000 với hệ số phản quang tại góc quan sát 0.2o/ góc tới -4o như sau


Hình 4: Bảng hệ số phản quang 3M DG 4000

Đối với nền Xanh lá cây (58 cd/lx/m2) và nội dung Đỏ (87 cd/lx/m2) Xanh dương (26 cd/lx/m2), chúng ta có tỷ lệ tương phản như sau:

1. Nền Xanh lá cây/Nội dung Đỏ: Tỷ lệ tương phản nội dung/nền = 87/58 = 1.5 (Nhỏ hơn tối thiểu 5 --> Khó quan sát)

2. Nền Xanh lá cây/Nội dung Xanh dương: Tỷ lệ tương phản tiêu cực nội dung/nền = 26/58 = 0.445 (Rất khó quan sát)



Lỗi 2: Đường viền của biển dạng bo tròn (3)

Đường viền và lề biển được quy định bo tròn trong QCVN 41. 


Hình 5: Quy định đường viền và lề biển trong QCVN 41


Lỗi 3: Khoảng cách chữ và khung biển không đảm bảo (5)

Không thiết kể biển trước nhưng đặt nội dung vào khi đã có kích thước biển sẽ tạo nên những biển bị lỗi và không đẹp. Đây là lỗi rất phổ biến trong hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Việc thiết kế biển dựa trên nội dung sẽ giúp biển báo đẹp và dễ quan sát --> Tăng cường an toàn giao thông. Ví dụ hình 6 như bên dưới.

Hình 6: Thiết kế biển báo với nội dung, khoảng cách đầy đủ để ra kích thước bên ngoài biển


Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

TCVN 12269-2018: Biển chỉ dẫn đường sắt đô thị - Guidance Signs For Urban Railways


Lời nói đầu

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn đường sắt đô thị TCVN 12269:2018 do Ban soạn thảo được thành lập theo Quyết định số 921/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải biên soạn. Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về biển chỉ dẫn cho đường sắt độ thị, bao gồm biển chỉ dẫn đặt bên ngoài nhà ga, trong khu vực sảnh chờ soát vé, tại khu vực cổng soát vé, trong khu vực sảnh chờ sau soát vé, trên khu vực ke ga và trên tàu.
Tiêu chuẩn này không quy định biển chỉ dẫn điện tử đặt trong phạm vi nhà ga đường sắt đô thị và trên tàu.











































































Link Down:
https://drive.google.com/open?id=193O94SrAfaE4AJ7WWX_22vFQyuXeHAAq