Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

Thi công và lắp đặt Đinh phản quang

1. Một số lưu ý:

  • Đinh phản quang nhôm và nhựa 3M dòng 290 có thể được gắn trên bề mặt bê tông nhựa và bê tông xi măng.
  • Không được gắn đinh phản quang tại vị trí chỗ nối bề mặt đường, gồ ghề, bề mặt sơn vạch kẻ đường.
  • Khi gắn đinh đường, trời không mưa tối thiểu 24h. Nhiệt độ không khí trên 16°C, Nhiệt độ bề mặt trên 21°C.
  • Làm sạch bề mặt với chổi hoặc thổi khí.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Stt

Tên dụng cụ

Hình minh họa

Ghi chú

1

Máy phát điện

 

 

2

Chổi quét bụi

 

3

Thiết bị phun khí

 

4

Tấm kích thước mẫu 2 chân

 Sử dụng cho đinh nhựa 2 chân

5

Máy khoan

 

6

Bộ keo chuyên dụng epoxy cho đinh phản quang (Ví dụ: 3M Resin & Hardener Kit)


 

7

Que trộn

 

 

8

Ly hoặc muỗng đổ keo

 

 

9

Áo phản quang

 

10

Trụ phân làn giao thông

 

11

Găng tay bảo hộ

 

12

Kiếng bảo hộ

 


3. Các bước thi công: Bộ keo chuyên dụng epoxy cho đinh phản quang của 3M (3M Resin & Hardener Kit)


Thành phần A: Resin (keo) – 1 kg

Thành phần B: Hardener (Chất làm cứng) – ½ kg

Thành phần C: Filler – 3 kg

  • B1: Trộn thành phần B vào thành phần A theo tỷ lệ 1:2
  • B2: Trộn đều 2 thành phần
  • B3: Thêm thành phần C (tỷ lệ gấp 6 lần thành phần B) từ từ vào hỗn hợp 2 thành phần trên. Mục đích thêm từ từ để tạo lớp mỏng dễ trộn.

Lưu ý:

-        Chia bộ keo thành 2 hoặc 3 phần để tránh bị đông cứng trước khi rót vào lỗ. Keo sẽ không thi công được sau khi trộn khoảng 15-30 phút.

-        Toàn bộ keo có thể thi công được 50 viên đinh nhôm 1 chân hoặc 40 viên đinh nhựa 2 chân

     4. Các bước thi công: Đinh phản quang nhôm 1 chân

  • B1: Đánh dấu định vị lắp đinh: Sử dụng thước đo và định dấu vị trí lắp đinh phản quang nhôm.
  • B2: Sử dụng mũi khoan Ф22mm - Ф24mm, sâu 65mm. Sau khi khoan xong, sử dụng chổi và phun khí để đẩy bụi cát trong lỗ ra ngoài.

  • B3: Sử dụng bộ keo chuyên dụng cho đinh phản quang của 3M (3M RPM Resin Kit). Rót keo vào toàn bộ lỗ vừa khoan sao cho keo chảy tràn ra rìa của đinh phản quang nhôm.


  • B4: Sử dụng búa cao su để cố định đinh phản quang nhôm xuống mặt đường.

  • B5: Sau khi đinh phản quang gắn xuống mặt đường, lượng keo chuyên dụng phải trồi ra mép của đinh phản quang


5. Các bước thi công: Đinh phản quang nhựa 2 chân

  • B1: Đánh dấu định vị lắp đinh: sử dụng thước đo và cữ 2 chân để đánh dấu vị trí lắp đinh.
  • B2: Sử dụng mũi khoan Ф22mm, sâu 50mm. Sau khi khoan xong, sử dụng chổi và phun khí để đẩy bụi cát trong lỗ ra ngoài.


  • B3: Sử dụng bộ keo chuyên dụng cho đinh phản quang của 3M (3M Resin & Hardener Kit for RPM). Rót keo vào toàn bộ 2 lỗ vừa khoan sao cho keo chảy tràn ra rìa của đinh phản quang nhựa.


  • B4: Sử dụng búa cao su để cố định đinh phản quang nhựa xuống mặt đường.

  • B5: Sau khi đinh phản quang gắn xuống mặt đường, lượng keo chuyên dụng phải trồi ra mép của đinh phản quang.




Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

Cách sử dụng và lắp đặt Đinh phản quang

I.  Định nghĩa Đinh phản quang

    Đinh phản quang là thiết bị an toàn giao thông có tấm phản quang, được lắp đặt chủ yếu ở dải phân cách giữa, dải phân làn đường, dải phân tách luồng giao thông hoặc vỉa hè, giúp cảnh báo, hướng dẫn hoặc thông báo cho người tham gia giao thông đi đúng làn đường, bất kể đêm ngày. Đinh phản quang còn được gọi là đinh đường.

II. Sơ đồ lắp đặt

     1.        Cách sử dụng

Đinh phản quang sử dụng màu mắt phản quang để phân biệt như sau:

  • Mắt màu trắng: Sử dụng cùng với sơn vạch kẻ đường màu trắng
  • Mắt màu vàng: Sử dụng cùng với sơn vạch kẻ đường màu vàng
  • Mắt màu đỏ: Sử dụng chỉ đường ngược chiều

     2.          Một số vị trí lắp đặt

Khoảng cách lắp đặt của Đinh phản quang phụ thuộc vào bước của vạch kẻ đường. Khoảng cách này tối đa 2 lần bước vạch kẻ đường. Đối với những đoạn đường cong, khoảng cách là 1 lần hoặc ½ lần bước vạch kẻ đường

a)    Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy

Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (Vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét

Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền


Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều (Vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

Vạch 1.4: Vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Sử dụng vạch phân chia hai chiều xe chạy trong đường cong nằm hoặc đường cong đứng không đảm bảo tầm nhìn vượt xe an toàn

b)    Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều, dạng vạch đơn, nét đứt

Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều, dạng vạch đơn, nét liền

c)    Nhóm vạch giới hạn mép phần đường xe chạy

Bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn


 Bố trí vạch sơn trong khu vực bề rộng phần xe chạy bị thay đổi

Bố trí vạch sơn và đinh phản quang cho đường đôi





Ghi chú:

Đinh phản quang 2 mặt vàng
: Đinh phản quang 2 mặt vàng


: Đinh phản quang 2 mặt trắng


: Đinh phản quang 1 vàng 1 đỏ


: Đinh phản quang 1 trắng 1 đỏ