Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

QCVN 41 - Cách sử dụng vạch mũi tên chỉ hướng trên đường

Vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường

Ý nghĩa sử dụng: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi. Mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe. Mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy một chiều để xác nhận hướng giao thông.

Phía trên là ý nghĩa của việc sử dụng vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường nhưng việc áp dụng thực tế sẽ phụ thuộc điều kiện từng nút giao. Sau đây tôi sẽ phân tích một nút giao 3 làn mỗi hướng.


1. Vạch mũi tên chỉ hướng nên được thông báo từ cách xa 300m với sơ đồ cách nhau 100m và cụm vạch cuối cách 30m/30m/40m trước khi tới nút giao.

2. Đối với những nút giao cách nhau dưới 300m, Vạch mũi tên chỉ hướng có thể bỏ bớt vạch từ xa.

3. Kích thước và hình dạng mũi tên theo QCVN 41.

Ngoài ra cần kết hợp với biển báo hứơng dẫn phân làn/hướng với khoản cách lắp 100m/50m tùy vào lượng xe và loại phương tiện.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Lỗi tỷ lệ tương phản của biển báo

 Sau đây tôi sẽ phân tích một lỗi Tỷ lệ tương phản khi các đơn vị biến tấu và kết hợp các màu sắc trên biển báo.


Hình 1: Biển báo thi công tại xưởng


Hình 2: Sau khi đã lắp đặt


Lỗi 1: Lỗi sử dụng màu đỏ (Red) và xanh dương (Blue) trên nền biển Xanh lá cây (Green) (1, 2, 4)

Tỷ lệ tương phản rất quan trọng trong nhận diện nội dung biển và tuân theo nguyên tắc tỷ lệ tương phản chấp nhận tối thiểu (5:1) và tối ưu (10:1). Nếu tỷ lệ tương phản nhỏ hơn tối thiểu sẽ không quan sát được hoặc khó quan sát. (Hình 3 như bên dưới)

Hình 3: Nguyên tắc tỷ lệ tương phản

Dựa trên nguyên tắc tương phản tối thiểu, chúng ta sẽ kiểm tra tỷ lệ hệ số phản quang của Nền (Xanh lá cây) và nội dung (Đỏ, Xanh dương) của biển báo Hình 1.

Dưới đây là bảng hệ số phản quang của 3M DG3 dòng 4000 với hệ số phản quang tại góc quan sát 0.2o/ góc tới -4o như sau


Hình 4: Bảng hệ số phản quang 3M DG 4000

Đối với nền Xanh lá cây (58 cd/lx/m2) và nội dung Đỏ (87 cd/lx/m2) Xanh dương (26 cd/lx/m2), chúng ta có tỷ lệ tương phản như sau:

1. Nền Xanh lá cây/Nội dung Đỏ: Tỷ lệ tương phản nội dung/nền = 87/58 = 1.5 (Nhỏ hơn tối thiểu 5 --> Khó quan sát)

2. Nền Xanh lá cây/Nội dung Xanh dương: Tỷ lệ tương phản tiêu cực nội dung/nền = 26/58 = 0.445 (Rất khó quan sát)



Lỗi 2: Đường viền của biển dạng bo tròn (3)

Đường viền và lề biển được quy định bo tròn trong QCVN 41. 


Hình 5: Quy định đường viền và lề biển trong QCVN 41


Lỗi 3: Khoảng cách chữ và khung biển không đảm bảo (5)

Không thiết kể biển trước nhưng đặt nội dung vào khi đã có kích thước biển sẽ tạo nên những biển bị lỗi và không đẹp. Đây là lỗi rất phổ biến trong hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Việc thiết kế biển dựa trên nội dung sẽ giúp biển báo đẹp và dễ quan sát --> Tăng cường an toàn giao thông. Ví dụ hình 6 như bên dưới.

Hình 6: Thiết kế biển báo với nội dung, khoảng cách đầy đủ để ra kích thước bên ngoài biển